Sai lầm trong cách gửi email xin việc khiến hồ sơ của bạn bị loại ngay từ đầu

04/05/2024

Ai trong chúng ta cũng từng gặp không ít khó khăn trên hành trình bắt đầu sự nghiệp cá nhân. Vậy hãy cùng tìm hiểu những sai lầm trong cách gửi email xin việc khiến hồ sơ của bạn bị loại ngay từ "vòng gửi xe" nhé. Bài viết sẽ cung cấp đến bạn 6 lỗi sai phổ biến nhất cũng như định hướng cách gửi email xin việc chuẩn và hiệu quả nhất.

gui-email-xin-viec

I. Top những lỗi sai phổ biến nhất trong cách gửi email xin việc

Rất nhiều ứng viên, đặc biệt là những người chưa có kinh nghiệm, đã từng mắc ít nhất 1 trong 6 lỗi sai phổ biến dưới đây khi gửi email xin việc.

1. Gửi email không có tiêu đề hoặc tiêu đề thiếu chuyên nghiệp

Gửi email mà không có tiêu đề hoặc có tiêu đề không chuyên nghiệp là một sai lầm lớn khi xin việc. Tiêu đề được coi như điểm bắt đầu, giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ mục đích email hướng đến là gì cũng như người gửi là ai. Việc đặt tiêu đề không rõ ràng hoặc không chuyên nghiệp sẽ dễ khiến email của bạn bị bỏ qua trong "phút mốt", để lỡ 1 cơ hội công việc tốt.

2. Nội dung email sơ sài, lan man

Nội dung email quá sơ sài và không cụ thể có thể làm mất đi sự chuyên nghiệp, khiến hồ sơ của bạn nhanh chóng "chìm nghỉm" giữa hàng ngàn hồ sơ xin việc chất lượng khác. Nếu viết lan man, dài dòng, nhà tuyển dụng cũng sẽ khó nắm bắt được ý chính, từ đó đánh giá thấp khả năng bao quát thông tin của bạn.

3. Đưa thông tin thiếu chính xác

Việc đưa thông tin không chính xác trong email xin việc sẽ dễ làm "sụp đổ" hình tượng của bạn. Nếu bị phát hiện, nó còn ảnh hưởng xấu đến quá trình xin việc sau này bởi không nhà tuyển dụng nào chuộng 1 người thiếu trung thực cả.

4. Đính kèm các giấy tờ liên quan sai cách

Nếu bạn đính kèm các tài liệu như CV đơn giản, bảng điểm, thư giới thiệu hoặc 1 số giấy tờ liên quan khác, hãy đảm bảo rằng chúng được định dạng và gửi đi một cách chuyên nghiệp. Tuyệt đối đừng gửi mỗi thứ 1 định dạng, sắp xếp lộn xộn bởi nó sẽ gây "nhiễu" thông tin rất nghiêm trọng.

5. Không kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp

Gửi đi một email có lỗi chính tả hoặc ngữ pháp không chỉ làm mất đi sự chuyên nghiệp mà còn cho thấy sự bất cẩn và thiếu chuẩn mực trong công việc của bạn. Chưa kể, nó còn khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người cẩu thả và không quá chú tâm đến vị trí đang tuyển này.

6. Không chú ý thời gian gửi email

Nhiều người không có kinh nghiệm không biết phải gửi email đi lúc nào. Có trường hợp thậm chí gửi lúc tối muộn hoặc nửa đêm. Điều này tuy không ảnh hưởng quá nhiều nhưng vẫn cần điều chỉnh. Bạn nên gửi email xin việc trong giờ hành chính để phía tuyển dụng nhận thông tin và xem xét nhanh chóng hơn nhé.

II. Hướng dẫn cách gửi email xin việc chuẩn chỉnh và hiệu quả nhất

Nếu bạn vẫn còn mắc ít nhất 1 lỗi kể trên, hãy tham khảo 4 cách dưới đây để email gửi đi nhận được những phản hồi tích cực nhất nhé.

1. Lên kế hoạch cẩn thận trước khi viết email

Trước khi bắt đầu viết email, hãy lên kế hoạch cẩn thận về nội dung cũng như thời gian gửi email. Bạn cần xác định rõ mục tiêu và những thông điệp chính mình muốn truyền đạt tới nhà tuyển dụng việc làm. Đồng thời, liệt kê cả những giấy tờ đính kèm cần thiết để giúp email thêm logic hơn.

2. Đảm bảo thông tin đủ cả về "lượng" và "chất"

Email của bạn cần cung cấp đủ thông tin về bản thân và lý do bạn quan tâm đến vị trí việc làm. Đồng thời, cần chú ý tập trung vào những điểm mạnh, kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển thay vì chỉ liệt kê thông tin 1 cách "vô tội vạ".

3. Sử dụng ngôn từ chuyên nghiệp, trau chuốt

Việc lựa chọn từ ngữ chuyên nghiệp và lịch sự khi viết email là rất quan trọng bởi nó nói lên nhiều về bản thân ứng viên. Tuyệt đối hãy tránh sử dụng ngôn ngữ quá trẻ con hoặc quá phô trương. Thay vào đó, hãy trình bày câu cú lịch sự và dễ hiểu, đảm bảo rằng mọi thông tin đều được diễn đạt một cách rõ ràng và chuyên nghiệp.

4. Luôn kiểm tra kỹ email trước khi gửi

Trước khi nhấn nút "Gửi", hãy kiểm tra kỹ lưỡng email của bạn để đảm bảo không có lỗi chính tả, ngữ pháp hoặc cấu trúc. Điều này giúp bạn tránh gửi đi email với những sai sót không cần thiết và duy trì được tính chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng.

Trên đây là những lỗi sai trong cách gửi email xin việc mà ứng viên hay mắc phải nhất cũng như 1 số hướng dẫn để email gửi đi đạt hiệu quả cao. Hi vọng bài viết đã đem lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Bên cạnh đó, đừng quên trau chuốt CV thật cẩn thận để nâng cao cơ hội trúng tuyển nhé.